Tôi thích dùng câu thơ này của Nguyễn Du để nói về việc đọc sách bởi nó không chỉ lý giải được tại sao người ta lại thích đọc sách mà còn lý giải được tại sao người ta thích đọc sách giấy hơn sách điện tử, thích đọc sách cũ hơn sách mới.
Mỗi buổi sáng thức dậy, lật vài trang sách, nhấm nháp chút trà hay cafe và ăn một vài món điểm tâm nhẹ rồi đi làm, có lẽ cuộc đời ta sẽ dễ chịu hơn một chút. Đó chính là cách chúng ta tập thể dục cho tâm hồn mình và thưởng thức hương vị cuộc sống mà đôi khi nhiều công việc căng thẳng kéo dài đã khiến chúng ta quên lãng.
Sáng, chúng ta dậy thật trễ vì đêm qua ngủ quá muộn và phóng xe ra đường trong trạng thái ngái ngủ, đầu tóc rối bù, quần áo luộm thuộm và một cái bụng rỗng chưa được nạp bất cứ thứ đồ ăn nào. Thế rồi chúng ta đâm ra cáu bẳn, luống cuống với chuyện kẹt xe, tắc đường, sợ đi làm muộn, sợ bị trừ lương…khiến cho thái độ tích cực với cuộc sống của chúng ta vơi dần, vơi dần.
Sáng, chúng ta dậy thật trễ vì đêm qua ngủ quá muộn và phóng xe ra đường trong trạng thái ngái ngủ, đầu tóc rối bù, quần áo luộm thuộm và một cái bụng rỗng chưa được nạp bất cứ thứ đồ ăn nào. Thế rồi chúng ta đâm ra cáu bẳn, luống cuống với chuyện kẹt xe, tắc đường, sợ đi làm muộn, sợ bị trừ lương…khiến cho thái độ tích cực với cuộc sống của chúng ta vơi dần, vơi dần.
Những quyển sách cũ, bụi bặm, giấy đen nằm trên các kệ sách vẫn được những người yêu sách tìm đến bởi họ muốn sở hữu chúng, như một cổ vật. Họ cầm lấy, trân trọng và nâng niu lật từng trang, từng trang. Những quyển sách đó làm họ có ham muốn đọc hơn bất kỳ quyển sách tái bản nào. Họ thích mùi thơm của chúng, họ thích những trang giấy cũ và quan trọng hơn cả, họ thích quay trở về với không gian, thời gian tác giả viết ra cuốn sách đó. Đọc sách chính là đối thoại với tác giả.
Nguyễn Du đã từng nói rất khiêm tốn về việc đọc sách:
Lời quê chắp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh.
Ừ, đọc sách với Nguyễn Du trước hết là để giải trí nhưng "Truyện Kiều" đâu đơn giản chỉ để giải trí khi người ta đã tốn biết bao giấy mực để viết về nó. Phạm Công Thiện đã cho rằng "Đọc một quyển sách là mơ màng qua quyển sách. Sách chỉ là cái cớ để tha hồ mơ mộng mà không bị gọi “đãng trí”. Có lẽ cái hay của việc đọc sách là ở chỗ đó. Chữ “mơ màng qua tác phẩm” có sức gợi hơn rất nhiều so với chữ “sống trong tác phẩm” mà Thiện đã vạch ra trong câu trước. Khi đọc sách, chúng ta có thể bắt gặp được chính mình trên những con đường khác nhau, trên những số phận khác nhau, nơi mà chúng ta không có cơ hội bước qua hoặc trải nghiệm về nó.
Trong cuộc sống, sẽ có rất nhiều con đường buộc chúng ta phải lựa chọn nhưng chúng ta chỉ có một cánh cửa duy nhất, một hướng duy nhất để bước. Ta không nên chọn đường tốt hoặc đường xấu, bởi vì thực ra trên đời không có cái gì tốt mà cũng chẳng có cái gì xấu. Chúng ta nghĩ như thế nào thì nó như thế đó. Sự lựa chọn “choix” là một vấn đề quan trọng trong triết học hiện sinh của Sartre; khi ta nói không có sự lựa chọn thì cũng chưa đúng hẳn, bởi vì đó cũng là lựa chọn thái độ không lựa chọn, như thế tức là cũng lựa chọn nữa rồi. (**)Như vậy, việc đọc sách sẽ giúp chúng ta giảm bớt sự căng thẳng khi đứng trước những lựa chọn, những quyết định nào đấy. Có lẽ bởi thế Edmond Jabés mới phát biểu “Nếu Thượng đế hiện hữu thì sở dĩ là thế vì Thượng đế ở trong quyến sách”.
Đọc sách không chỉ đơn giản là đọc một quyển sách mà còn phải là đồng sáng tạo với tác giả. Người đọc không chỉ đơn giản thấy mình qua những trang sách mà phải cho tác giả thấy được những điều anh ta chưa bao giờ thấy trong chính tác phẩm của mình. Đó mới gọi là tri ân với tác giả.
Bởi vì chính tinh thần thưởng ngoạn nghệ thuật của ta cũng phải là tinh thần sáng tạo. Khi ta nói rằng Saroyan không thành công tức là ta nói ta không thành công, khi ta nói ông thành công tức là ta nói ta thành công. (**) Thiện đã nói về những tác phẩm của Saroyan như thế.
Đọc sách không chỉ đơn giản là đọc một quyển sách mà còn phải là đồng sáng tạo với tác giả. Người đọc không chỉ đơn giản thấy mình qua những trang sách mà phải cho tác giả thấy được những điều anh ta chưa bao giờ thấy trong chính tác phẩm của mình. Đó mới gọi là tri ân với tác giả.
Bởi vì chính tinh thần thưởng ngoạn nghệ thuật của ta cũng phải là tinh thần sáng tạo. Khi ta nói rằng Saroyan không thành công tức là ta nói ta không thành công, khi ta nói ông thành công tức là ta nói ta thành công. (**) Thiện đã nói về những tác phẩm của Saroyan như thế.
Vì đọc sách cũng là một cách thưởng ngoạn nghệ thuật nên hình thức sách đóng vai trò rất quan trọng. Một quyển sách mới được xuất bản với những trang giấy mỏng như cánh chuồn chuồn, thơm như hoa ngọc lan buổi ban mai và màu bìa nhã nhặn, được vẽ một cách nghệ thuật, đính kèm vào đó là một cái kẹp giấy đáng yêu sẽ lôi cuốn người đọc gấp nhiều lần dù họ chưa biết đến nội dung của nó. Còn những quyển sách cũ lại mang đến cho độc giả một sự trải nghiệm khác cũng thú vị không kém, giống như họ đang sở hữu những cổ vật quý hiểm bởi nguy cơ không được tái bản lại. Đồng thời, việc trân trọng và nâng niu những giá trị cũ cũng là một nét văn hóa độc đáo của những người thích thả mình trên trang giấy.
Dù có yêu thích những quyển sách bằng giấy đến thế nào thì cũng phải thừa nhận một điều rằng, tôi đọc sách trên mạng nhiều hơn đọc sách trên giấy. Có lẽ, trong hoàn cảnh mới, việc đọc sách cũng cần thay đổi dù nó có làm giảm đi ít nhiều sự thú vị khi thưởng thức tác phẩm nhưng nó sẽ không làm giảm đi giá trị tác phẩm. Những quyển sách được các độc giả chăm chỉ đánh máy lại, post lên mạng để chia sẻ cho mọi người đã chứng tỏ một điều rằng: đọc sách là một hoạt động cần được chia sẻ. Đó là sự đồng sáng tạo của cả cộng đồng. Những trang giấy theo thời gian sẽ bị mục rũn và biến mất nếu người ta chỉ giữ riêng quyển sách đó cho chính mình. Còn những file đánh máy khi post lên mạng sẽ trở thành tài sản tri thức chung cho cả cộng đồng và giá trị của nó sẽ được lưu giữ mãi với thời gian.
Tôi muốn xếp lên giá của mình những quyển sách không cần theo ngay ngắn, trật tự hay chuẩn mực nào cả, chỉ đơn giản là từ logic tâm hồn tôi, nơi mà sau này khi nào có chồng, tôi có thể dễ dàng lấy và đọc cho anh nghe một vài câu chuyện nhỏ, một vài đoạn ưa thích. Khi nào có con, tôi sẽ để chúng lớn lên trong những câu chuyện của Hoàng tử bé, Công chúa nhỏ, Bà chúa tuyết, Nghìn lẻ một đêm, nhóc Nicolas mỗi đêm…cho đến khi chúng có thể bước tới giá sách và tự tìm đọc những cuốn mà chúng muốn. Và đến lượt tôi, sẽ tự đọc cho chính mình vào những buổi ban mai.
-----------------
(*): Truyện Kiều, Nguyễn Du
(**): Ý thức mới trong văn nghệ và triết học, Phạm Công Thiện
Đọc sách là mua trí tuệ bằng rất ít tiền hoặc đôi khi không cần tiền. Mình hay đọc cọp khi vào các hiệu sách, Lê Na có khi nào như vậy không?
Trả lờiXóaThời còn sinh viên, thỉnh thoảng cũng có hay đọc cọp ở hiệu sách nhưng sau đó thư viện ở chỗ mình cũng đem về nhiều sách và trên mạng cũng có nên ko đọc cọp nữa. Toàn là lên mạng đọc hoặc mượn về nhà đọc cho tiện :)
Trả lờiXóa