Đã hơn 200 mùa xuân đi qua nhưng thế giới vẫn chưa tìm ra người nào có thể ru giấc ngủ nhân loại vào trong những câu chuyện cổ tích một cách kỳ diệu như Hans Christian Andersen nữa. Gọi ông là nhà văn của người lớn cũng đúng, gọi ông là tác giả của văn học thiếu nhi cũng đúng. Nhưng thôi nên gọi ông là ông già kể chuyện cổ tích. Có lẽ ông thích cái tên này hơn.
Ông đã kể cho nhân loại khoảng 168 câu chuyện. Đó là những câu chuyện ông góp nhặt được từ dân gian và đánh bóng lại bằng chiếc đũa thần của mình hoặc là những câu chuyện do ông tự sáng tác. Dù là kể theo kiểu gì ông vẫn bắt người đọc phải suy ngẫm về nó với một thời gian khá dài: hàng chục năm, hàng trăm năm hay cả hàng ngàn năm. Nàng công chúa nhỏ nằm trên hai mươi tấm nệm vẫn thấy đau vì một hạt đậu đã khiến cho nhân loại cũng đau đầu đến ngày hôm nay.
- Ai biết câu trả lời?
- Chỉ có mỗi Andecxen thôi.
- Nhưng ông đã mất rồi?
- Phải, ông mất nhưng vẫn thích đánh đố nhân loại.
Cái hay của ông là mỗi người đều có quyền có một cách hiểu khác nhau cho từng câu chuyện. Chẳng ai có quyền phản bác người khác: tôi đúng, anh sai.
Câu chuyện mở đầu bằng một lời kể êm như nhung và thường thấy trong những câu chuyện cổ tích của nhân loại với mô típ hoàng tử-công chúa: Ngày xưa, có một hoàng tử muốn cưới một nàng công chúa, nhưng công chúa phải cho ra công chúa, phải hoàn thiện hoàn mỹ… Tuy nhiên, vấn đề ở đây là hoàng tử đã không thể tìm ra được người mà mình muốn tìm. Thất vọng, chàng đành quay trở về.
Và rồi, cái gì đến sẽ đến…
Nàng công chúa mà hoàng tử mong đợi xuất hiện trong một đêm mưa gió bão bùng. . Nàng công chúa và hạt đậu là nàng công chúa hoàn hảo ư? Hoàn hảo gì mà lại đến lâu đài trong một trạng thái tồi tệ nhất, hoàn hảo gì mà mới đau một tý đã than thở.
Ở đây, chúng ta bắt gặp triết lý của sự hoàn hảo: cái hoàn hảo là cái nằm ở những thứ tưởng chừng như ít hoàn hảo nhất hay cái hoàn hảo là cái mà con người càng cố tìm thì càng không thể tìm thấy, nó chỉ xuất hiện khi ta ít mong đợi nó nhất.
Andersen đã cho chúng ta một điểm nhìn mới mẻ về nàng công chúa này. Ông đã di dời điểm nhìn một cách rất ngoạn mục từ câu chuyện dân gian.
Trong câu chuyện dân gian, người ta chẳng thắc mắc tại sao nàng công chúa nằm trên 20 tấm nệm mà vẫn thấy đau vì một hạt đậu nữa. Đơn giản vì nàng ta ăn gian nhờ một người hầu. Còn trong câu chuyện này, chi tiết đó đã không được đề cập vì Andersen không muốn mọi người chú ý nhiều đến nó. Chúng ta hãy chú ý đến câu nói của hoàng hậu. Vì sao công chúa nằm trên 20 tấm nệm mà vẫn thấy đau vì một hạt đậu lại là công chúa hoàn thiện hoàn mỹ?
Đi ngược lại nơi công chúa đến, chúng ta sẽ rõ tất cả. Tác giả đã xây dựng một bức tranh hoàn chỉnh trong nhiều cái đối lập: một bên là sự hoàn thiện hoàn mỹ, một bên là những nhược điểm, một bên là những người hoàng tử cố đi tìm, một bên là người tự tìm đến hoàng tử, một bên là những nàng công chúa sống trong nhung lụa ở lâu đài, một bên là một nàng công chúa đến từ mưa gió bão bão bùng trong dân gian, một bên là hai mươi tấm nệm, một bên là một hạt đậu. Vậy là đã rõ. Hai mươi tấm đệm và một hạt đậu chỉ là biểu tượng. Nàng công chúa hoàn thiện hoàn mỹ là người dù sống trong nhung lụa vẫn thấy không thờ ơ với những vật cực kỳ nhỏ bé . Hai mươi tấm nệm, cái biểu trưng cho sự giàu sang, phú quý vẫn không thể che lấp nổi cái đau đớn do hạt đậu gây ra. Một trở ngại nho nhỏ cũng làm nàng công chúa băn khoăn. Chỉ có nàng công chúa, người nếm trải nhiều nỗi khổ trong dân gian mới có thể nhận ra được điều đó. Đó cũng chính là mong ước của hoàng hậu muốn tìm một người xứng đáng cùng con trai mình cai trị đất nước.
Vậy có ai đặt câu hỏi: trong cái đêm đó, khi nàng công chúa không ngủ được thì cô ta làm gì? Cô ta nghĩ gì?
Trả lờiXóaCó câu hỏi của chị đấy ạ :)
Trả lờiXóa