Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

Chuyện kể từ Đài Loan (11): Môn học cuối cùng

Lúc đi học, có nhiều môn học đạt số điểm tuyệt đối nhưng chúng ta hoàn toàn bình thản trước nó trong khi đó, một số môn đạt điểm số thấp hơn nhưng lại mang đến niềm vui trọn vẹn. Điều đó có nghĩa là tự bản thân chúng ta cũng nhận thấy được rằng, điểm số cao hay thấp đôi khi không quan trọng mà điểm số ấy có đánh giá được đúng nỗ lực của chính bản thân chúng ta hay không, có ghi nhận được sự tiến bộ của chúng ta trong học tập hay không và mức độ hiểu biết của chúng ta sau môn học ấy có nhiều hay không. Trường hợp của mình ở Đài Loan cũng vậy.

Chủ nhật buồn tiễn đưa Người

Giống như bao nhiêu năm về trước, khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời, cả nước đau buồn đưa tiễn. Bây giờ, thêm một lần nữa, sự đau buồn đó lại lặp lại.
Mình đã nghe rất nhiều, rất nhiều bài hát của nhạc sĩ Phạm Duy và đặc biệt yêu thích những bài hát ấy qua tiếng hát Thái Thanh, cũng giống như yêu thích tiếng hát Khánh Ly qua các nhạc phẩm của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vậy. Các bài hát của ông bao giờ cũng nặng sầu, man mác...
Mình không biết viết gì thêm nữa. Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật không thể tránh trong cuộc đời mỗi con người. Chỉ mong ông ra đi thanh thản và tiếng hát của ông mãi mãi ở lại với đời.
"Tôi không đem theo với tôi được nhiều điều tôi mong đợi
Tôi không đem theo với tôi danh với lợi ra ngoài đời
Tôi không đem theo với tôi được cả buồn vui mấy nỗi
Tôi không đem theo với tôi, và để lại cho thế giới.

Tôi xin dâng cho thế gian một vài điều tôi công nhận
Tôi xin dâng cho thế gian, ôi số phận sinh làm người!
Thương cho em chưa thoát thai trong cuộc đời chưa hết chuyến
Tôi xin dâng cho cái quên của một người sẽ tái duyên.

Rồi mai đây tôi sẽ chết
Trên đường về nơi cõi niết
Tôi sẽ không đem với tôi những gì đâu!
Rồi mai đây tôi hóa kiếp
Trong lòng mừng không hối tiếc
Tôi sẽ không đem với tôi những gì đâu!"
(Phạm Duy)

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Pieta - Từ điêu khắc đến điện ảnh

"Tôi không nghĩ rằng bằng một bộ phim chúng ta có thể làm đổi thay thế giới. Những gì chúng ta có thể làm được là cung cấp thông tin, tạo ra những cảm xúc và thử tìm một chỗ đứng trong cuộc tranh luận tư tưởng hệ". (Kenneth Loach)
Năm 1499, chàng thanh niên 25 tuổi Michelangelo khiến thành Roma phải kinh ngạc khi cho ra mắt tác phẩm điêu khắc Pieta bằng đá cẩm thạch trắng với kích cỡ người thật để dựng lại một câu chuyện trong kinh Thánh. Đức Mẹ Maria mắt nhắm nghiền ôm lấy Chúa Jesus sau khi người bị hành hình khiến người xem có cảm giác khác về hình ảnh Người mẹ trong tác phẩm này. Với bàn tay rộng mở và tư thế ngồi vững chãi, Chúa Jesus đã được bình an trong lòng mẹ. Khuôn mặt Đức Mẹ được khắc họa rất tinh tế. Đó không còn là vẻ hiền lành, dịu dàng mà chúng ta thường nhìn thấy trong các bức họa của Leonardo da Vinci mà là sự đau đớn chìm ngấm vào bên trong để lộ vẻ nghiêm nghị, lạnh lùng, lạnh lùng đến đáng sợ. Chẳng ai biết người mẹ đang toan tính điều gì với những kẻ đã ra tay với con mình, chỉ biết rằng, sức mạnh trong hình ảnh mà Michelangelo tạo ra có sức mạnh gấp hàng nghìn lời nói và rồi sau hơn 500 năm sau, người mẹ ấy đã đứng lên đi đòi lại công lý cho con trai mình trong một hình thức khác nhưng cũng khiến công chúng đương thời cũng kinh ngạc không kém Michelangelo, đó là Pieta của đạo diễn tài ba người Hàn Quốc, Kim Ki Duk.

LinkWithin

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...