Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Bản chất nghệ thuật (2)

2. Nghệ thuật như là giải cấu trúc – Jacques Derrida

Jacques Derrida (1930-2004), người sáng lập phương pháp triết học cấu trúc, ít quan tâm đến việc đưa ra lời giải thích nghệ thuật là gì hơn việc trình bày tính bất hợp pháp ngay cả khi những giả định quen thuộc này dẫn tới việc lý thuyết hóa nghệ thuật trong truyền thống triết học phương Tây. Do đó, đóng góp của ông ấy trong cuộc tranh luận bản chất nghệ thuật không nhiều về mặt lý thuyết vì đó là một bài phê bình những phỏng đoán không được đánh giá đúng mức, cái  tạo nên cuộc tranh luận này.
Lựa chọn của chúng tôi, lấy từ phần dẫn nhập quyển Chân lý trong Hội họa của Derrida bắt đầu với việc giải cấu trúc phức tạp những chỉ trích của triết học phương Tây về nghệ thuật. Derrida quả quyết rằng cách mà các triết gia đã đặt câu hỏi về bản chất của nghệ thuật đã định trước câu trả lời của họ. Mục đích của ông là giải cấu trúc cách hiểu biết về nghệ thuật này, để chỉ ra làm thế nào trả lời cho câu hỏi đã chứa đựng trong giả thuyết mà những câu hỏi đã đặt ra. (Ông cũng nói rằng ông sẽ giải cấu trúc thực tiễn xã hội thông qua vấn đề mà giả thuyết tư duy này được giảng dạy nhưng chỉ có một chút những gì ông ấy làm ở đây phát biểu cho vấn đề đó).
Ở mức độ chung nhất, Derrida quả quyết rằng trong quá trình tìm hiểu nghệ thuật của họ, các triết gia thực hiện hai giả định không thể chứng minh được. Thứ nhất là có những tác phẩm nghệ thuật không chân chính. Vấn đề này sau đó chỉ dùng để giải thích tại sao chúng là tác phẩm nghệ thuật. Nhưng, Derrida đã hỏi, tại sao chúng ta nên giả định mà không cần phải bàn cãi rằng có sự tồn tại một tập hợp những thứ là những tác phẩm nghệ thuật? Đây không phải là cái gì tự thân được chứng minh bởi triết học nghệ thuật? Thứ hai, các triết gia cũng giả định rằng, có một thứ mà thuật ngữ “nghệ thuật” quy cho và do đó triết học nghệ thuật sẽ giải thích hiện tượng bất khả phân này. Ngược lại, Derrida đã đặt câu hỏi bất kể giả định này đã được chứng minh: Tại sao không giả định rằng “nghệ thuật” là đa nghĩa, rằng có những ý nghĩa khác nhau mà thuật ngữ này không thể thống nhất đằng sau sự đơn lẻ, chưa phân hóa, ý nghĩa nguyên bản?
Giả định thứ hai có những kết quả quan trọng vì kết quả của nó tin rằng những tác phẩm nghệ thuật thật sự bằng cách này hay cách khác là những hiện thân đơn giản của sự đơn nghĩa mà nghệ thuật có. Vì thực hiện nhiều việc khác nhau hơn là quan sát nghệ thuật, Derrida khẳng định, các triết gia quan sát nghệ thuật luôn luôn giống nhau về mặt bản chất dẫu cho các thuyết minh bằng các ví dụ cụ thể của nó trong những tác phẩm khác nhau. Hơn nữa, bởi vì ý nghĩa của nghệ thuật nói chung là những thứ có thể được trình bày rõ ràng, chính xác bằng ngôn ngữ và đặc biệt hơn, trong văn nói – một trong những giả định trái phép vĩ đại của triết học phương Tây, theo như Derrida, là văn nói đó phải thiết yếu hơn văn viết – tất cả những sự đa dạng của nghệ thuật bị phụ thuộc vào “uy quyền của bài diễn thuyết và những loại hình nghệ thuật “mang tính suy luận”.”
Sự khẳng định văn nói thiết yếu hơn văn viết nằm ở trung tâm những gì mà Derrida gọi là siêu hình học của sự hiện diện. Tất cả lý thuyết siêu hình học phương Tây bị nhiễm bởi ý tưởng này: có thể có một sự thấu hiểu về tính chân thực hoàn toàn không dàn xếp được.
Không rõ làm thế nào mà Derrida nghĩ ra việc chọn lựa siêu hình học phương Tây  hoặc những gì mang dáng dấp triết học ngoài siêu hình học hiện diện. Tuy nhiên, vì mục đích của chúng ta nên điều đó ít quan trọng hơn việc xem xét làm thế nào Derrida đề xuất việc giải cấu trúc những nỗ lực triết học trước đây để nói rằng nghệ thuật là gì. Do đó, lựa chọn của chúng tôi, Derrida tiếp tục nhiệm vụ giải cấu trúc lâm thời cho cuộc thảo luận về nghệ thuật của Hegel (Chương 6) và Heidegger (Chương 13), hai văn bản mà ông ấy xem là cơ bản của mỹ học phương Tây. Ông ấy lập luận rằng, mặc dù những sự khác nhau rõ ràng của họ- Heidegger dứt khoát đặt nhiệm vụ của chính mình bên ngoài những phê phán của Hegel về nghệ thuật – cả hai văn bản đều tiêu biểu cho cách tiếp cận của phương Tây.
Trong cuộc thảo luận cụ thể hơn của Hegel và Heidegger, Derrida đã đưa những tác phẩm hiện có của cả hai làm thành một cái chung, ẩn dụ cơ bản: đó là một vòng tròn. Như ông ấy đề cập, chính vòng tròn là một hình học mà lịch sử của nó có thể được tìm thấy trong nghệ thuật phương Tây. Vì vậy, chắc chắn nói rằng ít nhất hai triết gia này dựa vào nó trong việc trình bày bản chất nghệ thuật, vì nó tạo ra một vòng tròn xấu. Nếu định nghĩa nghệ thuật dựa vào một khái niệm rõ ràng của hình tròn – chính nó phát triển một nguyên lý với chính lịch sử nghệ thuật – sau đó nỗ lực định nghĩa không thể thành công.
Có lẽ, Derrida tiếp tục nỗ lực để chỉ ra làm thế nào tất cả các sự phỏng đoán của phương thức tiếp cận Tây phương tới nghệ thuật là chung cho hai văn bản của hai triết gia vĩ đại. Quan trọng là mỗi cái chọn lựa những cái tương tự từ tiêu chuẩn phương Tây cái mà trạng thái của nó như những tác phẩm nghệ thuật là không thể bác bỏ và sau đó đặt ra ngoài sáng tạo một lý thuyết để biện minh cho trạng thái đó. Kết quả là, theo như Derrida, chúng bị chỉ trích lặp lại một cách đơn giản câu trả lời truyền thống cho câu hỏi: “Nghệ thuật là gì?” hoặc cẩn thận hơn, sự phê phán của họ về nghệ thuật đã chiếm một mảnh đất mà những khả năng của chúng đã bị dồn nén và ép buộc bởi thuật ngữ mà họ đã đặt cho.
Sự lựa chọn hiện tại được đặt tên là “Parergon” một thuật ngữ có nghĩa là yếu tố thứ hai hay thứ yếu trong một tác phẩm như là “sự trang hoàng” của nó. Một trong những mục tiêu của Derrida trong việc cân nhắc kỹ lưỡng tác phẩm của mình là để xén bớt ý tưởng mà chúng ta có sự biện hộ để phân biệt những khía cạnh đầu tiên và thứ hai của những tác phẩm nghệ thuật. Mặc dù sự lựa chọn này không hơn một sự thưởng thức phương pháp của Derrida, nó cung cấp một ví dụ hay về phong cách cố chấp và rời rạc trong những tác phẩm sau này của ông, điều mà Derrida đã mở rộng phạm vi của giải cấu trúc đến công trình riêng của ông trong nỗ lực phá vỡ những chiến lược suy diễn giống nhau của siêu hình học phương Tây, tất cả các giả thuyết giảm dần tới hình thức trình bày bản in của các văn bản. Do đó, những câu bắt đầu và kết thúc giữa dòng và cấu trúc đặt trong ngoặc đơn hoặc ngoặc kép chứa đựng những khoảng trống tách riêng biệt những phần của văn bản đã được viết.
Bằng việc vi phạm quy tắc của tính liên tục trước đây đã mang lại sự cần thiết cho những cuộc tranh luận triết học, văn bản của Derrida cho thấy chúng không quan trọng. Thật vậy, với ông ấy, văn bản rời rạc này - vừa mang tính thị giác, vừa mang tính ngôn ngữ - chỉ ra khả năng của văn viết đã ở xa hoặc bên ngoài siêu hình học phương Tây.
Công trình giải cấu trúc những văn bản vĩ đại của truyền thống phương Tây của Derrida từ Plato đã hướng tới việc khảo sát sâu sắc bên trong những giả định đã hướng dẫn chúng. Ở đây, chúng ta có thể đánh giá tính chất sắc bén của một công trình như vậy ứng dụng cho cuộc tranh luận về bản chất của nghệ thuật. Tuy nhiên, nó vẫn còn được nhìn thấy dẫu cho cuối cùng nó có chứng thực được lời kể hay không. 
(Lê Na dịch)

2 nhận xét:

  1. Cảm ơn chị đã dịch bài này, nếu được chị up cả văn bản nguồn lên nhé! Em được biết chị qua 1 vài số tạp chí Tin vắn điện ảnh...Chúc chị mọi điều tốt đẹp!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn em đã đọc và thích. Văn bản nguồn là sách in em ạ, có gì chị sẽ chụp và post lên chứ ko có ebook online :)

      Xóa

LinkWithin

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...