Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Bản chất nghệ thuật (3)

3. Nghệ thuật như là nữ quyền luận - Carolyn Korsmeyer

Phong trào nữ quyền là phong trào xã hội quan trọng nhất vào cuối thế kỷ XX. Trong quá trình thay đổi hình thù xã hội nói chung, nó ảnh hưởng sâu sắc không chỉ mỹ quan của nhiều ngành học tư duy bao gồm triết học nghệ thuật, mà còn là đặc điểm của nhiều sự thực hành nghệ thuật. Trong phần lựa chọn từ cuốn sách Giới tính và Mỹ học này, Carolyn Korsmeyer thảo luận làm thế nào tác phẩm của những nghệ sĩ nữ quyền phá vỡ nhiều sự lưỡng phân chính yếu nằm ở trung tâm cái mà bà gọi là “truyền thống nghệ thuật tạo hình”.
Độc giả tập sách này đã hiểu rất rõ truyền thống nghệ thuật tạo hình, và nhiều sự lưỡng phân dựa vào nó.  R. G. Collingwood (Chương 11) đã mô tả quá trình phát triển khái niệm nghệ thuật tạo hình tới khái niệm riêng về nghệ thuật của chúng ta là sự thừa hưởng – từ ý nghĩa rộng hơn của nghệ thuật trong bất kỳ sự thực hành khéo léo nào được gọi là “nghệ thuật”, như trong tựa đề quyển sách mang tính đả phá những tín ngưỡng lâu đời của Robert M. Pirsig “Thiền và Nghệ thuật của Sự giữ gìn xe Mô-tô”. Mặc dù đóng thùng một chiếc mô tô không sản xuất nữa, điều khiến cho hầu hết chúng ta nhận ra như một tác phẩm nghệ thuật, tất cả chúng ta đều thừa nhận rằng có một loại hình nghệ thuật liên quan đến những hoạt động như vậy.
Truyền thống nghệ thuật tạo hình, đã được nhận thức rõ trong các tác phẩm của các triết gia từ Kant (chương 4) tới Heidegger (chương 13), đã phát triển một ý niệm nghệ thuật tách rời nó từ những vấn đề bình thường. Kết quả là, không chỉ có kinh nghiệm nghệ thuật được cho là riêng biệt, mà còn chính những đối tượng nghệ thuật được xem như là những loại khác nhau hoàn toàn với những với những vật thể phổ biến hàng ngày trong thế giới của chúng ta – từ chèo thuyền cho tới xi gắn. Thêm vào đó, giá trị mỹ học hay nghệ thuật được xem như khác biệt hoàn toàn với ý nghĩa chính trị, để chính trị công khai được nhìn thấy như là sự xâm phạm vào tầm ảnh hưởng nghệ thuật đích thực cao hơn.
Korsmeyer ý thức rằng một sự đối xử tuyệt vời đối với nghệ thuật thế kỷ XX, như Bồn tiểu của Duchamp, đã chỉ trích thái độ tự phụ của truyền thống nghệ thuật tạo hình. Tuy nhiên, bà tin rằng những nghệ sĩ theo thuyết nữ quyền phát triển và xác định lại sự phê bình này, đưa nó tới những đỉnh cao mới. Trích dẫn những tác phẩm của những nghệ sĩ như Jana Sterback và Carolee Schneemann, bà lập luận rằng, những nghệ sĩ nữ quyền đương đại đã bắt buộc xem xét lại khái niệm cơ bản của truyền thống nghệ thuật, sự phân loại của chính nghệ thuật và những tiêu chuẩn thưởng thức phổ biến.
Chúng ta hãy nhìn vào một vài sự lưỡng phân mà Korsmeyer đã lấy từ nghệ thuật nữ quyền để ngầm phá bỏ. Đầu tiên, có lẽ là quan trọng nhất trong quan điểm của chúng ta, là sự phân biệt giữa nghệ thuật và thủ công. Mặc dù những nỗ lực khác nhau trong truyền thống để xác định nghệ thuật không bác bỏ một cách rõ ràng việc phân loại những sản phẩm thủ công như nghệ thuật, nhưng không nghi ngờ rằng việc thực hiện một sự phân biệt như vậy là sự quan trọng chính yếu đối với nó. Sản phẩm thủ công bị xem thường vì tính thiết thực của nó, trong khi các tác phẩm nghệ thuật được nâng lên chính xác ở hiệu quả vô dụng của chúng.
Các nghệ sĩ nữ quyền đã nghi ngờ sự lưỡng phân này bằng việc triển lãm những sản phẩm thủ công như những vật thể nghệ thuật. Lấy tác phẩm nổi tiếng “Bữa tiệc tối của Judy Chicago (1974-1979). Tác phẩm đồ sộ này bao gồm những sản phẩm đan móc, thêu thùa và gốm sứ, do đó nghi ngờ khái niệm những đồ thủ công như thế nên bị bác bỏ khỏi phạm vi của nghệ thuật tạo hình.
Judy Chicago (American, b. 1939). The Dinner Party, 1974–79
Chỗ ngồi của Virginia Woolf

Nhưng sự phê bình triệt để về truyền thống nghệ thuật không dừng lại ở đó. Mặc dù tác phẩm được sáng tạo bởi Chicago, hơn 100 nghệ sĩ khác nhau đã giúp tạo ra nó. Tính công cộng của sự sản xuất tác phẩm này đã thu hẹp ý kiến rằng nghệ thuật là sản phẩm của một thiên tài độc nhất tốt hơn là một nhóm xã hội. Cuối cùng, sự kiện mà tác phẩm nghệ thuật này mô tả là một bữa tối nơi mà những người khách của họ là những người theo thuyết nữ quyền với tất cả các hạng người đã cung cấp cho tác phẩm một nội dung chính trị điều mà không thể tách khỏi phẩm chất nghệ thuật của nó, do đó nghi ngờ một sự lưỡng phân nữa ở vị trí trung tâm của truyền thống nghệ thuật tạo hình: giá trị của một tác phẩm nghệ thuật không thể được gắn liền với ý nghĩa chính trị của nó.
Korsmeyer yêu cầu chúng ta xem tác phẩm của những nghệ sĩ nữ quyền như là phản ứng sâu sắc về khái niệm nghệ thuật của chúng ta. Mặc dù, bà không nhận sự nghiên cứu về khái niệm mới của nghệ thuật, điều mà có lẽ nổi bật từ những sự thực hành này, bà được thuyết phục rằng những nhà phê bình nữ quyền đã giúp xóa bỏ khái niệm phân biệt giới tính (và chủng tộc) trong nghệ thuật, điều đã từng giữ vị trí tối cao, do đó cung cấp một ý nghĩa cụ thể cho sự quả quyết mang tính cốt lõi của các nhà phê bình nữ quyền rằng “cá nhân là chính trị”.
(Lê Na dịch)
Nguồn (chụp lại hình bản gốc lên đây cho mọi người tiện đối chiếu)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

LinkWithin

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...