Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Nghệ thuật như là sự sản xuất văn hóa – Pierre Bourdieu

Kể từ khi Kant tuyên bố về sự thờ ơ của các đánh giá mỹ học, thì có một cuộc bút chiến xảy ra giữa các triết gia và các nhà lý thuyết nghệ thuật về mối quan hệ giữa tác phẩm nghệ thuật và những xã hội sản sinh ra chúng. Mặc dù có sự bảo vệ mạnh mẽ ở khu vực tự trị nghệ thuật từ bối cảnh xã hội của nó – như của Bell – có những sự nỗ lực sôi nổi mang tính công bằng để chỉ ra mối quan hệ giữa nghệ thuật với những khuynh hướng xã hội rộng hơn – như trong thảo luận của Benjamin về những thay đổi được thực hiện trong nghệ thuật bởi những sự tiến bộ trong công nghệ. Cùng lúc đó, những cuộc thảo luận về bản chất nghệ thuật đương đại cũng đưa đến sự giải thích về những động thái nghệ thuật mà dường như nhằm vào việc hủy hoại chính khái niệm nghệ thuật. Khoảng bấy giờ, "Chiếc bồn tiểu" của Duchamp được mô tả phần lớn trong quyển sách này vì sự miệt thị của nó đối với kỳ vọng thiết lập nghệ thuật cũng như vì cuộc cách mạng đầy tiềm năng của nó đã hủy hoại ý tưởng của chính nghệ thuật. Sự đóng góp của Pierre Bourdieu (1930-2002), nhà xã hội học Pháp và phê bình xã hội Mác xít là phát triển một bài báo cáo nghệ thuật cho rằng không chỉ xem xét nghệ thuật như một hiện tượng xã hội mà còn dẫn chứng một báo cáo khác gần đây chỉ ra là hình như những tác phẩm nghệ thuật thường có xu hướng phạm tội. Bourdieu lập luận những tác phẩm nghệ thuật này tương đương với “tội báng bổ thánh nhân” để nhằm mục đích biểu lộ nghệ thuật giống như sự sản xuất công nghiệp bình thường hơn là để những người ủng hộ nó muốn thừa nhận.
Có một vấn đề nổi tiếng mà nghệ thuật đưa ra cho lý thuyết Mac xít. Mác đã lập luận rằng giá trị kinh tế của bất kỳ vật thể nào cũng đều cân bằng với giá trị lao động đã được chuyển hóa vào việc sản xuất nó. Nhưng những vật thể nghệ thuật, bởi tiêu chuẩn này, được đánh giá quá cao, vì không cần biết bao lâu và khó khăn thế nào một nghệ sĩ như Picasso có thể làm ra một bức tranh, giá trị lao động của ông ấy hoàn toàn được đánh giá cao khi tác phẩm được bán với giá hàng triệu đô la. Bourdieu theo đuổi việc bảo vệ lý thuyết của Mác bằng việc chứng minh rằng giá trị của một tác phẩm nghệ thuật thật sự là giá trị lao động đã chuyển vào trong việc sản xuất nó, có một mạng lưới xã hội rộng lớn duy nhất, nơi mà giá trị của nó cũng phải được tính trong việc đánh giá giá trị của một tác phẩm nghệ thuật. Nếu chúng ta bao gồm cả người lao động vào trong sự sản xuất của cái đó, ông ấy quả quyết, thì giá trị của một tác phẩm nghệ thuật phù hợp với lý thuyết Mác.
Ở khía cạnh này, lý thuyết của Bourdieu tương tự với lý thuyết nghệ thuật tổ chức của Dickie. Bạn có thể nhớ lại, Dickie lập luận ở chương 19 rằng những cái được gọi là một tác phẩm nghệ thuật là bởi những thành viên của giới nghệ thuật đã nhận xét nó như vậy. Một trong những khía cạnh mang tính cách mạng của lý thuyết này là sự nhấn mạnh vào đội ngũ đông đảo những diễn viên xã hội, những người đóng vai trò duy trì nghệ thuật như một sự thực hành xã hội. Bourdieu cũng nhấn mạnh những diễn viên này, nhưng trong một cách đầy mâu thuẫn hơn, vì ông ấy quả quyết rằng nghệ thuật cũng là sản phẩm của một cuộc đấu tranh. Những nghệ sĩ trẻ không chỉ lặng lẽ đặt tác phẩm của họ trước sự đánh giá của những người có vị trí then chốt trong nghệ thuật, họ cũng tích cực tham dự vào mưu toan chiếm chỗ những người khác và để tác phẩm của chính họ được thừa nhận.
Như vậy với Bourdieu, ý kiến về tính không vụ lợi đơn giản chỉ là một sự không công nhận hoặc là vỏ bọc cho bản chất nghệ thuật thực sự. Đóng góp của ông ấy là cố gắng tiết lộ sự thật rằng nghệ thuật bị làm tối nghĩa bởi những khẳng định của giới nghệ thuật về nghệ thuật như là một vương quốc tự trị không bị bôi nhọ bởi những sự liên quan kinh tế. Vì lý do này, ông ấy nhấn mạnh cấu trúc kinh tế sản xuất của những cái mà ông ấy gọi là “những sản phẩm văn hóa” và nó bao gồm những tác phẩm nghệ thuật như là những bản sao đầu tiên.        
(Lê Na dịch từ "The nature of Art")

2 nhận xét:

  1. Mình 'gặp' Pierre Bourdieu ở đây trước http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=17564

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình mở ko được bạn à. Mà mình đâu phải là người đầu tiên dịch về ông ấy đâu :D

      Xóa

LinkWithin

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...