Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

Những cách quan sát (2)

Quan sát bối cảnh - Quan hệ của tác phẩm từ phòng Triển lãm đến thế giới rộng lớn
Nghiên cứu một tác phẩm nghệ thuật được làm khi nào, ở đâu và bởi ai có thể tiết lộ được nhiều điều về nó. Đọc tác phẩm một cách đơn giản thông qua tiểu sử tác giả hoặc bằng giả định về mục đích của nghệ sĩ là gì không phải là cách duy nhất để quan sát tác phẩm. Nghiên cứu bối cảnh bên trong tác phẩm được sản xuất (ví dụ như bối cảnh chính trị, lịch sử xã hội và văn hóa theo thời gian) sẽ nói cho chúng ta nhiều hơn. Công bằng mà nói, bối cảnh hiện tại có thể cho chúng ta cách đọc khác. Vị trí trưng bày trong phòng Triển lãm và những thông tin được đưa ra cùng nó có thể tiết lộ câu chuyện khác. Quan sát tác phẩm trong nền văn hóa thị giác rộng lớn hơn có thể tạo ra những ý nghĩa mới và thậm chí trái ngược cho hội họa và kiến trúc.
Khi nào: Khi nào tác phẩm được thực hiện? Chúng ta có thể kết nối tác phẩm với thời gian mà nó được tạo ra hay không?
Ở đâu: Tác phẩm được thực hiện ở đâu? Tác phẩm có kể cho chúng ta điều gì về nơi mà nó được tạo ra hay không?
Ai: Ai làm nó? Chúng ta biết gì về nghệ sĩ? Nó được làm cho ai?
Lịch sử: Bạn có thể liên kết nó tới lịch sử chính trị và xã hội theo thời gian hay không?
Nghệ thuật khác: Bạn có thể liên kết nó tới loại hình nghệ thuật khác trong cùng giai đoạn như điện ảnh, âm nhạc, văn học và thiết kế không?
Những lĩnh vực kiến thức khác: Tác phẩm nghệ thuật liên quan tới những lĩnh vực kiến thức khác như thế nào, ví dụ như khoa học, địa lý, toán học, hệ sinh thái?
Hiện tại: Ngày nay, người ta xem tác phẩm như thế nào? Nó giống và khác như thế nào khi nó được xem lần đầu tiên?
Cách treo: Có bao nhiêu khoảng không gian xung quanh tác phẩm? Tác phẩm nghệ thuật nào khác kế bên hay gần với nó? Chúng có vẻ giống hay hoàn toàn khác biệt? Có sự liên kết nào về chủ đề hay thị giác giữa những tác phẩm này hay không? Đây có phải là một sự trưng bày chuyên biệt hay không?
Giải thích: Có những loại thông tin nào để làm rõ tác phẩm, ví dụ như tên gọi, chú thích mở rộng, những văn bản trên tường? Những thông tin này ảnh hưởng đến kinh nghiệm xem tác phẩm của bạn như thế nào? Bạn có còn cảm thấu như vậy nếu không có bất kỳ thông tin nào hay không?
Môi trường: Căn phòng có kích thước như thế nào? Điều này ảnh hưởng thế nào đến kinh nghiệm xem tác phẩm của bạn? Bạn nghĩ các tác phẩm nghệ thuật cần căn phòng rộng bao nhiêu? Nghĩ về quy mô lẫn thang đo. Màu sắc của những bức tường là gì? Điều này ảnh hưởng đến môi trường không? Loại ánh sáng nào được sử dụng? Tác phẩm nghệ thuật trông khác hơn trong bối cảnh khác như phòng tranh hay ngoài trời hay không?

VÍ DỤ MINH HỌA VỀ GIẢI THÍCH NGHỆ THUẬT

CHIẾC THANG CHO BOOKER. T. WASHINGTON

Martin Puryear là nghệ sĩ đương đại, là người đã thực hiện tác phẩm điêu khắc mang tên Chiếc thang cho Booker T. Washington năm 1996. Chúng ta hãy xem những gì mà nghệ sĩ đã thực hiện để tác phẩm mang ý nghĩa cho chính anh ta và cho người xem bằng cách sử dụng công thức Đề tài + Môi trường + Hình thức + Bối cảnh = Ý nghĩa
Đề tài
Puryear đã chọn đề tài chiếc thang cho tác phẩm điêu khắc của anh ta. Trong lựa chọn duy nhất đó, anh ta đã dùng nhiều sự liên tưởng. Những chiếc thang thường được dùng để leo lên chạm tới những đỉnh cao mà có lẽ chúng ta không thể chạm tới khi hái quả từ những cành cây, nóc nhà của những tòa tháp. Có "nấc thang lên thiên đường" trong những bài hát và thơ ca. Chúng ta "leo lên những nấc thang thành công". Những nấc thang cũng cho phép chúng ta leo xuống từ những độ cao ngất ngưỡng. Những chiếc thang có nhiều bậc. Chúng ta leo lên hay trèo xuống mỗi bậc một lần. Chúng ta leo lên những chiếc thang một cách cẩn thận. Những chiếc thang nên tập trung ở những góc chắc chắn để đạt độ bền tối đa; những chiếc thang có thể trượt xuống dưới người leo, trong trường hợp đó chúng ta thường được cảnh báo "xuống thang" ngay khi nó rơi xuống mặt đất để giảm thiểu hoặc tránh thương vong. Những chiếc thang được sử dụng để giải thoát con người thoát khỏi cháy nhà cao tầng và đôi khi là để những chú mèo sợ leo xuống những cây cao mà chúng đã leo lên. Nói chung, những chiếc thang mang đến những liên tưởng tích cực.
Môi trường
Puryear đã làm chiếc thang của anh ta từ gỗ đặc biệt là cây tần bì. Anh ta để gỗ thô, không đánh véc ni hay phủ lên bất kỳ miếng bảo vệ nào. Gỗ tần bì được đẽo bằng tay. Những cây này được trồng trên đất của Puryear ở ngoại ô New York. Nghệ sĩ đã chặt cây và chia nó làm hai phần liên tiếp nhau để làm thành những cạnh bên của chiếc thang. Anh ta đã đẽo bằng tay từng nấc thang rồi gộp chúng lại một chỗ. Việc lựa chọn môi trường làm việc và hành động một cách lành nghề của anh ta ngụ ý rằng anh ta có một sự gắn bó chân thành với vật liệu của mình.
Hình thức 
Puryear đã làm tác phẩm điêu khắc này rất dài: 36,5 feet (tương đương với 11,1252m). Anh ta làm chiếc thang này theo kiểu hẹp dần từ dưới lên trên: mỗi bậc sẽ hẹp hơn cái trước đó và độ hẹp của bậc cuối cùng là khoảng 1 inch ở đỉnh và 2 foot ở đáy bậc. Anh ta cũng không thay đổi cạnh bên của chiếc thang mà để chúng cong cả trong lẫn ngoài. Bởi vì khi chiếc thang bị cong, nó sẽ không cân bằng và không chắc chắn để leo lên hơn chiếc thang thẳng. Anh ta đã làm chiếc thang này bằng cách nào, Puryear trả lời: Làm thế nào mà một người có thể leo lên chiếc thang này khi đỉnh của nó chỉ còn có 1 inch? Có phải lúc nào chiếc thang này cũng có nghĩa là để được leo không?
Bối cảnh
Puryear đã cung cấp ba điểm quan trọng về thông tin bối cảnh là những phần nói cho chúng ta biết về tác phẩm. Thứ nhất, đây là tác phẩm nghệ thuật chứ không chỉ là một chiếc thang. Người nghệ sĩ đưa ra dấu hiệu cho khán giả rằng đây là tác phẩm nghệ thuật bằng việc trưng bày nó trong triển lãm nghệ thuật. Bởi vì nghệ sĩ đã làm một tác phẩm nghệ thuật, nó không đơn giản chỉ là một chiếc thang, anh ta mời khán giả giải thích nó. Thứ hai, khi đặt chiếc thang này trong phòng triển lãm nghệ thuật, anh ta dựng thẳng nó để đạt độ cao nhất và không để chân nó tựa lên sàn.
Tựa đề là điểm thứ ba của thông tin bối cảnh. Puryear mong khán giả của anh biết rằng Booker T. Washington là một nhân vật lịch sử rất quan trọng. Washington (1856-1915) sinh ra trong cảnh nô lệ; lúc ông 6 tuổi, tổng thống Abraham Lincoin đã ban hành Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ. Ông ấy đã học và sau đó giảng dạy ở Hampton (Virginia) Normal và Viện Công nghiệp, sau đó được chọn làm viện trưởng viện đào tạo giáo viên mới của người Mỹ gốc Phi, bây giờ là trường Đại học Tuskegee. Washington có lẽ là nhà lãnh đạo da đen nổi bật nhất thời điểm đó, tuy nhiên quan điểm của ông đã gây tranh cãi khi ông biện hộ về sự tiến bộ của người da đen thông qua giáo dục hơn là thông qua những đòi hỏi về quyền công dân. Những cuốn sách của ông bao gồm "Đi lên từ chế độ nô lệ" được viết năm 1901.
Puryear là một nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi.  Chiếc thang được chạm trổ, làm bằng tay, cong lại, treo cao hơn mặt sàn rõ ràng là một ẩn dụ. Puryear không muốn nói về một vật thể được nhìn thấy như có chức năng như một chiếc thang mà là một hình ảnh mang tính biểu tượng. Đó là vật thể giàu tính biểu tượng. Những chiếc thang có nhiều nghĩa rộng, thường là tích cực, về việc tiến đến đỉnh cao mới, về những thách thức cá nhân gặp phải, về những mục tiêu cá nhân hay xã hội. Đây là một chiếc thang nhất thời, tuy nhiên: nó không được đặt xuống mặt đất hay dựa vào bất cứ cái gì mà treo lơ lửng trên không. Khi chiếc thang này lên cao, con người không thể leo lên đó một cách an toàn bởi vì những bậc của nó đã giảm bớt độ rộng cho tới khi chỉ còn 1 inch ở đỉnh.
Có lẽ tác phẩm điêu khắc này là sự sắp xếp thị giác dựa vào việc leo trèo mang tính ẩn dụ. Chúng ta có thể leo lên những chiếc thang một cách tự do tăng dần đến những đỉnh cao mới. Chúng ta có thể tưởng tượng những chiếc thang tượng trưng mà chúng ta có thể kiến tạo để chạm tới trong trạng thái cao hơn của cuộc sống hoặc tình trạng cao hơn của ý thức. Có lẽ chiếc thang của Puryear yêu cầu chúng ta phản ánh cẩn thận trên những chiếc thang tưởng tượng mà chúng ta kiến tạo để chạm tới những đỉnh cao cá nhân mới, sự tăng trưởng kinh tế và tình trạng xã hội.
Tác phẩm điêu này của Puryear không phải là chiếc thang ẩn dụ chung chung mà nghệ sĩ đặc biệt nhấn mạnh nó như là chiếc thang của Booker T. Washington. Bởi vì tiểu sử của Washington - sinh ra là nô lệ, mất đi là một nhà lãnh đạo vì sự công bằng xã hội - đề tài chủng tộc được gắn với tác phẩm điêu khắc này. Chúng ta có thể đặt tựa đề tác phẩm điêu khắc của Puryear bên cạnh tựa đề cuốn sách của Washington, "Đi lên từ chế độ nô lệ" dẫn chúng ta đến một sự giải thích bi quan rằng một người không thể phát triển từ chế độ nô lệ.  Có lẽ tác phẩm kiến trúc này là sự phê bình phủ định về nấc thang chiến lược mà Washington đã xây dựng cho những người da đen tự do khỏi cuộc đàn áp xã hội.
Tuy nhiên, có vẻ như tác phẩm này mang tính tích cực bởi những tác phẩm điêu khắc khác của Puryear thường mang tính tích cực và lạc quan hơn tiêu cực và phủ định. Puryear có vẻ ngưỡng mộ đỉnh cao kỳ lạ mà Washington đã làm được thậm chí với những bậc thang xã hội hạn chế để ông ấy có phương tiện đi đến hoặc với chiếc thang mà Washington đã xây dựng cho chính ông ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

LinkWithin

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...